Bình Định là một tỉnh duyên hải miền Trung diện tích tự nhiên là 6039 km2,dân số 1,680,000 (năm 2010 Địa hình đa dạng: có vùng núi, vùng giáp núi, vùng đồng bằng và vùng bãi bồi ven biển. Bờ biển Bình Định dài hơn 100km với nhiều đảo lớn, nhỏ ngoài khơi. Nhiệt độ trung bình cả năm là 26ºC – 28ºC. Có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô nằm vào giữa tháng 01 và tháng 07, mùa mưa nằm vào giữa tháng 08 và tháng 12. Lượng mưa trung bình năm là 1.700 – 1.800mm, tập trung 70 – 80% lượng mưa cả năm.
Du lịch Bình Định – Hoang sơ như chưa hề có dấu chân ngành du lịch.
Bình Ðịnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất phong phú dành cho du lịch. Có bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh như: Ghềnh Ráng – bãi tắm Hoàng Hậu,mộ Hàn Mạc Tử, Bán đảo Phương Mai, đảo Hải Giang – Hòn Khô, bãi biển Trung Lương, Quy Hòa, Bãi Dài, Bãi Bàu,…. Có suối nước nóng Hội Vân thuộc huyện Phù Cát. Thắng cảnh Hầm Hô, hồ Núi Một.
Văn hóa, lịch sử của con người Bình Định
Nghe câu ca dao mà ngẫm về: “ Ai về Bình Định mà xem – Con gái Bình Định múa roi đi quyền”.
Bình Định là tỉnh có nền văn hóa lâu đời, nơi đây còn lữu giữ nhiều di tích kiến trúc văn hóa của người Chăm, đặc biệt là thành cổ Trà Bàn, nơi đã từng là cố đô của vương triều Chămpa. Các cụm thác Chàm có kiến trúc độc đáo như : tháp Dương Long, Bánh Ít, Cánh Tiên, tháp Đôi. Bình Định là quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng vào Nam đánh tan quân xâm lược Xiêm ở Xoài Mút, ra Bắc phá tan 29 vạn quân Thanh thống nhất đất nước. Bình Định còn là một cái nôi của nghệ thuật tuồng, dân ca bài chòi, của điệu múa trống trận Quang Trung độc đáo và môn phái võ Tây Sơn, thể hiện tính cách và sức sống mãnh liệt của người dân vùng đất này.
Các lễ hội truyền thống: lễ hội chợ Gò, lễ hội làng rèn Phương Danh, lễ hội làng đúc đồng Bằng Châu, lễ hội đô thị Nước Mặn, lễ hội cư dân miền biển, lễ hội đâm trâu, lễ hội đổ giàn,… Và đặc biệt là các làng nghề truyền thống làm nên cái hồn của quê hương Bình Định: Làng nghề: Rượu Bàu Đá, Mộc mỹ nghệ, làng gốm, nón ngựa Phú Gia, làng rèn Phương Danh, Bún Song Thằn, Bánh tráng nước dừa, bánh tráng mè.
Làm thế nào đến đây:
- Sân bay Phù Cát cách thành phố Qui Nhơn 36km về phía Bắc khoảng 35 phút bằng xe. Thuận tiện với các chuyến bay thẳng từ thủ đô Hà Nội (HAN) là 06 chuyến bay trong tuần trong thời gian 01 giờ 10 phút (cách 1.065km).
- Từ Tp. Hồ Chí Minh (SGN) với 14 chuyến bay trong tuần trong thời gian 01 giờ (cách 649km) .
- Theo quốc lộ 1A từ Đà Nẵng, Hội An khoảng 06 – 07 giờ.
- Quốc lộ 19 đến các tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum,Buôn Mê Thuộc khoảng 04 giờ – 05 giờ.
- Cũng theo quốc lộ 1A đến Nha Trang Trang với khoảng thời gian 04 – 05 giờ
- Tàu Thống Nhất dừng tại ga Diêu Trì cách Quy Nhơn 11km
- Cảng biển Quy Nhơn là một cảng lớn của khu vực Nam Trung bộ.