Tết Trung thu ở Hồng Kông là kỳ nghỉ lễ truyền thống lớn thứ hai trong văn hóa Trung Hoa nói chung và các nền văn minh lúa nước nói riêng, chỉ sau Tết Nguyên đán.
Trung thu bắt đầu từ triều đại nhà Đường (618 – 907), khi nông dân cúng mừng mặt trăng tròn thay lời cảm ơn cho một vụ mùa bội thu. Vào ngày 19/9 (15/8 âm lịch), mặt trăng tròn vạnh nhất, nhiều người sẽ mang theo lồng đèn giấy và xuống đường đi trảy hội. Nếu bạn có mặt ở Hong Kong thời điểm đó, đừng ngại ngần tham gia Tết trung thu. Hãy mua một chiếc đèn lồng giá “mềm” từ bất kỳ cửa hàng nào nhìn thấy trên đường và đến công viên Victoria ở Causeway Bay hoặc The Peak ở khu trung tâm. Đây là hai địa điểm được người dân thành phố ưa thích tụ tập đón Trung thu.
Sự kiện Trung thu lớn nhất là Lễ hội Trung thu Hồng Kông, diễn ra chính thức tại Công viên Victoria. Trong đó bao gồm màn trình diễn đèn lồng được thiết kế chuyên nghiệp, một cuộc múa rồng lửa, các buổi biểu diễn kungfu, nhạc dân ca và quầy chế tác đồ thủ công.
Công viên Victoria Park là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính của Lễ hội Tết trung thu tại Hồng Kông
Múa rồng lửa tại Causeway Bay
Hoạt động đặc sắc nhất của lễ hội là cuộc diễu hành của rồng lửa Tai Hang . Rồng dài 67 m, làm từ rơm và bao phủ bởi hàng chục nghìn que hương được đốt cháy. Múa rồng lửa Tai Hang tạo ra cảnh tượng khỏi lửa đặc sắc. Từ thế kỷ 19, người dân Tai Hang tạo ra điệu múa rồng này để ngăn chặn điều không may mắn đến với ngôi làng của họ.
Rồng Tai Hang được làm từ rơm và hàng nghìn que hương cháy.
Chuyện kể rằng vào một ngày trước Tết Trung thu không lâu, khoảng hơn 100 năm trước, một cơn bão đổ bộ vào làng chài Tai Hang, sau đó kéo theo bệnh dịch hạch và xảy ra cả việc một con trăn ăn gia súc của dân làng. Thầy bói phán rằng cách duy nhất để ngăn chặn những điều không may này là chạy ba ngày ba đêm trong dịp Tết Trung thu sắp tới. Những người dân làng đã làm một con con rồng lớn từ rơm và que hương, sau đó thắp sáng cùng trống, pháo nổ đi quanh Tai Hang trong ba ngày, ba đêm. Sau đó, bệnh dịch thực sự biến mất.
Điệu múa vẫn tiếp tục duy trì đến ngày nay và trở thành di sản văn hóa phi vật thể của Hong Kong.
Cuộc diễu hành rồng lửa hàng năm đã trở thành tâm điểm của Tết Trung thu ở Hồng Kông. Người dân địa phương tin rằng điệu múa rồng lửa sẽ xua đi mọi điều xui xẻo và tai họa. Tiếng lửa nổ lách tách vui tai và pháo hoa trong suốt cuộc diễu hành đặc biệt thu hút sự quan tâm của người dân địa phương cũng như khách du lịch.
Xứ sở đèn lồng ở công viên Victoria.
Sự kiện siễn ra vào buổi tối các ngày từ 14-16 âm lịch, tại khu vực Làng Tai Hang ở Vịnh Causeway. Những địa điểm giúp bạn theo dõi sự kiện tốt nhất là đường Lily, đường Ormsby, đường Tung Lo Wan, đường Wun Sha.
Uống trà thưởng thức bánh Trung thu
Theo truyền thống, bánh Trung thu và giỏ trái cây là quà tặng không thể thiếu trong mùa lễ hội. Bánh Trung thu xuất hiện từ thời nhà Nguyên (1271-1368) đã trở thành món không thể thiếu dịp rằm tháng tám. Những chiếc bánh tròn nhỏ nhân hạt sen với lòng đỏ trứng tượng trưng cho mặt trăng tròn. Đã trở thành phong tục bao đời nay, mỗi dịp Tết Trung thu, người ta đều tặng loại bánh này cho gia đình, người thân và bạn bè. Ngày nay, bánh Trung thu được sáng tạo thành nhiều loại. Nhân bánh có thể bao gồm mọi thứ từ kem tới dăm-bông, nấm đen, một số loại bánh còn có nhân bằng trái cây hoặc đậu nghiền, với những đồ trang trí tinh vi trên mặt.
Nhâm nhi bánh Trung thu cùng trà hoa cúc là một phần không thể thiếu của lễ hội trăng rằm tháng Tám.
Chất lượng bánh thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào giá cả. Bạn hãy cố gắng tìm mua loại bánh mới làm, không chứa thành phần nhân tạo, từ các nhà cung cấp có uy tín như tiệm Coco ở The Mira, Duddell's, Gaucho, Shangri-La Island và Golden Leaf ở Conrad. Mỗi hộp bánh hạng sang có giá từ và trăm đến cả nghìn đô la Hồng Kông.
Trà hoa cúc là thức uống phổ biến trong Tết Trung thu. Trà được làm từ những cánh hoa khô, ngon tuyệt khi dùng kèm một ít đường. Đây cũng là phương thuốc thảo dược phổ biến để phòng cảm lạnh khi thời tiết thay đổi vào mùa thu.
Làm đèn lồng
Sau khi đã thưởng thức trà và bánh Trung thu, bạn có thể tự chế tạo chiếc đèn lồng cho riêng mình. Công nghệ ngày nay đã đem đến diện mạo mới hiện đại hơn cho những chiếc lồng đèn giấy truyền thống.
Bạn có thể tự thiết kế chiếc đèn lồng của riêng mình để hòa cùng ánh sáng từ hàng nghìn chiếc đèn lồng khác vào đêm Trung thu.
Chọn mẫu lồng đèn yêu thích, thiết kế họa tiết của riêng bạn, gắn đèn LED vào và nhấn nút, đây là lúc để bạn đắm chìm vào ký ức tuổi thơ.
Đèn nổi Trăng Lên trên mặt hồ công viên Victoria
Tác phẩm đèn lồng hình cá đạt kỷ lục thế giới về tác phẩm lớn nhất tạo thành từ lồng đèn vào năm 2011.
Nguồn: ST